4 vụ kiện tụng vì đạo nhái logo thương hiệu dưới đây sẽ cho bạn thấy được việc đăng ký độc quyền logo thương hiệu là quan trọng như thế nào với doanh nghiệp.
4 vụ kiện tụng vì đạo nhái logo thương hiệu có tiếng trên thế giới
Bạn biết đấy, thiết kế logo thương hiệu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào do đó không thể để thương hiệu của mình bị đạo nhái một cách trắng trợn vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tin tưởng của khách hàng cũng như doanh số của thương hiệu.
Vì thế, thiết kế logo thương hiệu quá giống nhau rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng của doanh nghiệp cũng như tạo ra nhiều vấn đề rắc rối về sau. Chưa kể việc kiện tụng cũng sẽ xảy ra và gây thiệt hại rất nhiều cho doanh nghiệp, kể cả thương hiệu có lớn mạnh và phát triển về sau thì tai tiếng trước đó cũng đã làm giảm sút doanh thu của doanh nghiệp. Vì thế hãy nghiên cứu thị trường và sáng tạo một logo thương hiệu chuyên nghiệp, độc đáo ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh để không phải vướng vào những vụ kiện tụng đi vào lịch sử đạo nhái dưới đây bạn nhé:
– Sony Ericsson và Clearwire
Vào năm 2010, Clearwire Corporation (nhà khai thác viễn thông cung cấp dịch vụ truyền băng thông rộng không dây cố định và di động cho khách hàng bán lẻ tại Mỹ) đã công bố kế hoạch thâm nhập vào thị trường điện thoại di động của mình, nhưng mọi việc sẽ không có gì đáng nói cho đến khi Logo của họ được tung ra.
Vì ngay sau đó Sony Ericsson đã đệ đơn kiện Clearwire Corporation và yêu cầu bồi thường hơn 100.000$ vì thiết kế Logo tương tự như của Sony. Tuy nhiên thì vụ kiện đã nhanh chóng được hủy bỏ khi phía Clearwire cam kết là không sản xuất hay ra mắt bất cứ điện thoại thông mình nữa.
– StarBucks – Starbung
Có thể bạn không biết nhưng Starbucks đã đệ đơn kiện trị giá £6.000 chống lại Starbung – một thương hiệu cà phê địa phương ở Bangkok, Thái Lan và yêu cầu trả phí hàng năm theo từng tháng cho đến khi thiết kế Logo của Starbung thay đổi hoặc loại bỏ.
Được biết sau đó, chủ sở hữu của Starbung đã trình bày tất cả bằng chứng để có thể chứng minh thiết kế Logo của mình là không hề sao chép mà đại diện cho một biểu tượng tôn giáo. Chủ sở hữu của Starbung đã phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc về vi phạm nhãn hiệu nên đã quyết tâm chiến đấu đến cùng nhưng đã thua và đổi tên thành StyleBung cũng như thay đổi thiết kế Logo thương hiệu của mình.
– PayPal – Pandora
Cổng giao dịch điện tử PayPal đã đệ đơn kiện Pandora chỉ vì một khách hàng của họ đã nhầm lẫn 2 Logo với nhau cũng như một nhóm khách hàng khác còn cho rằng hai thương hiệu này đã sát nhập lại chung một công ty.
Được biết, trước khi kiện Pandora ra tòa, PayPal cũng đã cố gắng giải quyết êm thấm trên bàn hòa giải nhưng mọi việc không như mong muốn nên PayPal đã trình đơn kiện tại Manhattan với rất nhiều bằng chứng là các bài báo truyền thông ám chỉ về việc thiết kế Logo thương hiệu của họ đang bị xâm phạm và có thể làm mất khách hàng của PayPal. Khiến PayPal đã yêu cầu Pandora dừng sử dụng Logo giống mình cũng như đền bù các thiệt hại mà họ đã gây ra.
– Apple – The Victoria School of Business
Có thể bạn không biết nhưng Apple đã từng đệ đơn kiện trường học The Victoria School of Business tại Australia vì đã sử dụng Logo gần giống với quả táo của Apple vào năm 2008. Việc này cho thấy Apple đang cho mình cái quyền là người duy nhất được sử dụng hình ảnh quả táo cho thương hiệu. Trong khi đó chủ tịch của The Victoria School of Business đã nhấn mạnh biểu tượng quả táo chính là biểu tượng của sức khỏe và giáo dục chứ không vì mục đích kinh doanh gì cả.
Vụ kiện của cả hai đã kéo dài 3 năm cho đến khi The Victoria School of Business đành phải nhượng bộ. Trường đã phải đổi tên thành Q College và thiết kế Logo mới. Trong khi đó Apple, vẫn tiếp tục kiện vài công ty sau vụ kiện với The Victoria School of Business vì đã sử dụng hình ảnh quả táo trong thiết kế Logo. Từ vụ việc của Apple cho thấy trước khi doanh nghiệp phát triển Logo thì nên nghiên cứu thật kỹ và đăng ký bản quyền logo thương hiệu ngay khi có thể.