Tất nhiên để có thể tồn tại và phát triển trong một thị bán lẻ đầy cạnh tranh như ngày nay thì người khởi nghiệp bán lẻ cần làm thương hiệu trước đó để có thể trở nên đặc biệt hơn trong mắt khách hàng từ đó giảm bớt chi phí quảng cáo không cần thiết về sau.
4 yếu tố giúp người khởi nghiệp bán lẻ xây dựng thương hiệu thành công trước đó
Không ít khó khăn trong việc để người khởi nghiệp bán lẻ xây dựng thương hiệu cho mình, bởi khác với sản phẩm của sản xuất, sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp cho khách hàng chính là các dịch vụ đi kèm với hàng hóa.
Các dịch vụ này sẽ bao gồm sự đa dạng về cơ cấu chủng loại cũng như mặt hàng và sự thuận tiện của địa điểm bán hàng và thời gian phục vụ có giúp khách hàng thụ hưởng khi đi mua hàng như lựa chọn, chăm sóc, tư vấn, bảo hành, vận chuyển hay không.
Trong đó, vai trò của các yếu tố dưới đây sẽ giúp người khởi nghiệp bán lẻ xây dựng thương hiệu cho mình. 4 nhân tố chính và quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho mọi loại hình bán lẻ:
– Các nhóm hàng hóa
– Sự đa dạng về chủng loại hàng hóa
– Các dịch vụ khách hàng được cung cấp
– Mức giá bán lẻ.
Thực chất, việc xây dựng thương hiệu trong ngành bán lẻ đòi hỏi tính quản lý chi tiết và không tách rời khỏi hoạt động của cửa hàng. Việc bạn chủ động phối hợp tất cả các yếu tố hình ảnh thương hiệu ngày trong hoạt động bán hàng, sẽ giúp xây dựng một chương trình truyền thông toàn diện cho một thương hiệu bán lẻ. Bạn cũng nên nhớ là việc thực hiện quy trình tiếp thị bán lẻ không đồng bộ tại các cửa hàng khác nhau trong chuỗi cửa hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của bạn.
Bí quyết để người khởi nghiệp bán lẻ xây dựng thương hiệu thành công trong ngành
Bí quyết 1: Xây dựng thương hiệu có cá tính mạnh mẽ:
Việc bạn xây dựng một thương hiệu nên được bắt đầu với một định nghĩa chính xác về nhóm khách hàng mục tiêu hay nhu cầu và kỳ vọng của họ. Sau đó mới đến những đánh giá thực tế về giao thoa giữa thương hiệu và khách hàng. Bạn phải tạo ra xung quanh thương hiệu một hình ảnh không chỉ phù hợp với những lợi ích thường ngày mà còn hứa hẹn mang đến sự thỏa mãn và thích thú cho khách hàng.
Bí quyết 2: Xây dựng thương hiệu dựa trên nhận thức có sẵn của khách hàng
Bạn nên nhớ việc thấu hiểu người tiêu dùng và nắm được insight của họ là điều vô cùng quan trọng để xây dựng thương hiệu bán lẻ thành công .
Và trong mọi trường hợp, bạn không nên dùng sở thích cá nhân của để mô phỏng suy nghĩ của khách hàng, Vì trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng không thể nhớ được từng chi tiết liên quan đến thương hiệu của bạn. Mà họ chỉ có thể nhớ một cách máy móc sản phẩm của bạn có vẻ như thế nào nên hãy xây dựng trước những hình ảnh được họ mặc định đó luôn luôn là bạn chứ không phải đối thủ.
Bí quyết 3: Xây dựng thương hiệu bán lẻ phải có sự khác biệt với thị trường
Bạn nên nhớ khi bạn tung tung một sản phẩm ra thị trường không có nghĩa bạn là “đẻ” ra một lớp người tiêu dùng mới, mà bạn nên tranh thủ toàn bộ cơ hội của mình để chiếm lấy người đang dùng thương hiệu của đối thủ. Và điểm khác biệt chính là lý do cho sự chuyển thành công trong việc thu hút khách hàng của đối thủ.
Bí quyết 4: Xây dựng thương hiệu khác biệt nhưng không hiểu khách hàng “là chết”
Ngắn gọn về bí quyết này thôi nhé, điểm khác biệt của sản phẩm phải thể hiện mong muốn của người tiêu dùng.
Bí quyết 5: Xây dựng thương hiệu đừng hướng đến tất cả khách hàng
Bạn nên nhớ là thương hiệu cũng vậy nó cần một đặc trưng, nếu không có đặc trưng sẽ không có thương hiệu. Và doanh nghiệp cần phải biết hy sinh để có thẻ bảo đảm tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thương hiệu. Ví dụ nhanh cho bí quyết này nhé đó là hãng xe Mercedes không bao giờ có xe rẻ tiền, vì chủ thương hiệu biết rằng điều này sẽ phá hoại danh tiếng và đẳng cấp của Mercedes ngay lập tức.
Tốt nhất là bạn chỉ nên chọn 1 trong 2 đó là xây dựng thương hiệu cho tất cả mọi người hay chỉ xây dựng thương hiệu cho một nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Vì một khi bạn cố gắng xây dựng thương hiệu với tất cả mọi người, vì quá phổ biến sẽ không có ai muốn sở hữu nó cả.
Vì khi bạn xây dựng thương hiệu cho một nhóm khách hàng quá nhỏ, thì việc kinh doanh bán lẻ của bạn sẽ không bền vững. Nhưng nếu nhóm khách hàng mục tiêu quá ít sẽ khiến cho thương hiệu của bạn khó mà phát triển.
Bí quyết 6: Tuyệt đối không Copy thương hiệu
Tất nhiên những thương hiệu thành công luôn mang lại những bài học đáng để học hỏi, nhưng nếu bạn sao chép toàn bộ các thương hiệu thành công đó là điều không nên.
Thay vào đó bạn có thể học hỏi từ những thương hiệu khác, kể cả thương hiệu không cùng ngành với bạn. Nhưng tuyệt đối không sao chép đối thủ một cách mù quáng. Vì bạn sẽ không biết được những câu chuyện đằng sau thành công đó, đôi khi là do họ may mắn mà thôi.
Bí quyết 7: Đừng tiết kiệm khi bạn muốn xây dựng thương hiệu bán lẻ thành công
Bạn biết đấy vì mỗi quy trình đều cần đến tiền dù ít hay nhiều. Vì khi thương hiệu không được đầu tư sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và không thể tránh khỏi việc:
Người tiêu dùng nghi ngờ giá trị và tính cam kết của thương hiệu. Cũng như các đối tác chất lượng sẽ tránh xa bạn. Thử nghĩ xem một vòng luẩn quẩn. Có thể là thương hiệu sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong thời gian đầu đấy, nhưng bạn nghĩ xem một thương hiệu thiếu sự đầu tư sẽ dẫn đến doanh số không cao là điều có thể hình dung được.
Khi mà doanh thu thấp, bạn sẽ không có chi phí để tái đầu tư thương hiệu. Nên dẫn đến việc xoay chuyển tình trạng thương hiệu với ngân sách thấp lúc nào cũng khó hơn so với giai đoạn tăng trưởng tốt.
MEBO hy vọng những thông tin trên sẽ vô cùng bổ ích cho bạn !!