Đơn giản thôi vì việc đầu tư một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng chính là “phát súng” để bạn báo hiệu sự có mặt của mình đến với đối thủ và khách hàng.
Vì hầu hết mọi doanh nghiệp lớn nhỏ ngày nay đều sở hữu hệ thống nhận diện thương hiệu cho riêng mình. Nhưng thực sự bạn có hiểu hết ý nghĩa và vai trò to lớn của việc đầu tư một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp không?
Nếu không thì bài viết này MEBO thật sự cảm thấy có động lực để viết ra để được thấu hiểu một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng sẽ tạo nên một dấu ấn sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
Tại sao bạn phải đầu tư bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng và chuyên nghiệp ?
Nói một cách dễ hiểu nhé bộ nhận diện thương hiệu giống như vẻ bề ngoài, phong cách ăn mặc của chúng ta. Nếu trong lần đầu gặp mặt, đối phương xuất hiện trong bộ dạng xuề xòa, luộm thuộm, liệu bạn còn muốn gặp gỡ người đó lần thứ hai hay không?
Chính vì thế việc đầu tư một bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp của bạn:
– Chuyên nghiệp hóa thương hiệu
– Thu hút khách hàng tiềm năng
– Xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác
– Gây ấn tượng mạnh mẽ tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu
– Thể hiện rõ nét lĩnh vực, ngành nghề và giá trị thương hiệu theo đuổi
– Thích nghi với các xu hướng mới trên thị trường
Bạn thấy đấy đầu tư một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng chính là “phát súng” để báo hiệu sự có mặt của bạn đến với đối thủ và khách hàng. Cho nên, đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu thật ấn tượng luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường.
Một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng và chuyên nghiệp phải bao gồm những gì ??
Tất nhiên doanh nghiệp bạn có thể không cần tất cả mọi thứ trong danh sách dưới này. Tùy từng tính chất, quy mô kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ để chọn lựa bộ nhận diện phù hợp nhất cho mình. Nhưng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng và chuyên nghiệp phải bao gồm:
1 – Logo
Thực chất một doanh nghiệp chỉ sử dụng một Logo chính, nhưng đôi khi cũng cần phải có các phiên bản thay thế để sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Ví dụ: biểu tượng hình tròn của các nhà sản xuất có thể quá nhỏ để co lại và rất khó đọc, vì vậy phiên bản ngang sẽ thay thế sẽ được sử dụng.
Hay đối với một số thương hiệu có logo chỉ sử dụng phiên bản màu xanh lá cây của logo trên nền màu trắng. Khi nền là bất kỳ màu nào khác, họ sẽ sử dụng phiên bản màu trắng như:
– Logo chính
– Logo màu thay thế
– Logo ngang
– Logo dọc
– Logo hình vuông
– Logo đen trắng
– Logo xám
2 – Đồ dùng văn phòng
Yếu tố này là dễ thấy nhất, bất kỳ đồ dùng trong văn phòng công ty đều cần phù hợp với phong cách logo của họ. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang phục vụ cho các luật sư cao cấp, bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần phản ánh một phong cách chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
Ngược lại, nếu thị trường mục tiêu của bạn là những gia đình trẻ tìm kiếm niềm vui và mong muốn sự trải nghiệm, phiêu lưu, phong cách thích hợp sẽ là: năng động, tươi sáng và vui nhộn, và cụ thể những món đồ văn phòng quan trọng như:
– Danh thiếp
– Phần đầu đề thư
– Thư cảm ơn
– Đầu trang & chân trang Newsletter
– Chữ ký email
– Tem
– Báo giá / Hóa đơn
3 – Các phương tiện truyền thông xã hội
Các phương tiện này sẽ bao gồm từ màu sắc, phong cách và font chữ, doanh nghiệp cần phải thống nhất trên mọi nền tảng. Trong đó không thể bỏ qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội với hàng triệu người dùng và nhìn thấy thương hiệu bạn mỗi ngày.
Để đảm bảo chất lượng ảnh bìa và hình ảnh hồ sơ trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội, hãy thiết kế và tuân theo từng kích cỡ các mạng xã hội yêu cầu. Đừng sử dụng 1 ảnh duy nhất áp dụng cho tất cả các nền tảng.
– Ảnh bìa trang Facebook
– Hình ảnh hồ sơ trên Facebook
– Hình ảnh hồ sơ trên Instagram
– Ảnh tiêu đề Twitter
– Ảnh hồ sơ trên Twitter
– Hình ảnh hồ sơ Pinterest
– Hình ảnh hiển thị trên Pinterest
– Ảnh bìa của Google+
– Hình ảnh hồ sơ trên Google+
– Ảnh bìa kênh YouTube
– Hình ảnh hồ sơ trên YouTube
– Hình nền của LinkedIn
– Hình ảnh hồ sơ LinkedIn
– Logo LinkedIn
– Ảnh bìa trên LinkedIn
– Ảnh banner LinkedIn
– Hình ảnh hồ sơ Tumblr
4 – Nội dung hình ảnh
Chắc bạn sẽ thắc mắc là tại sao nội dung hình ảnh cũng nằm trong bộ nhận diện thương hiệu, vì không chỉ từng bài đăng, mỗi bức ảnh doanh nghiệp đăng tải cũng cần phải gắn liền với phong cách của doanh nghiệp.
Hãy tạo tâm trạng cho thương hiệu của bạn và mỗi khi bạn đăng bài trên bất kỳ nền tảng nào, hãy tham chiếu hình ảnh bạn đăng với bảng tâm trạng và tự hỏi xem hình ảnh có phù hợp với các hình ảnh khác trên đó không . Nếu không, có thể bạn cần chỉnh sửa hình ảnh hoặc chọn hình ảnh khác.
– Hình ảnh đăng trên Instagram
– Hình ảnh bài đăng trên blog
– Hình ảnh trên Facebook
– Hình ảnh trên Twitter
– Hình ảnh, video trên YouTube
– Kích thước ghim Pinterest
– Hình ảnh được chia sẻ trên Google+
– Các bài viết hình ảnh Tumblr
5 – Đồ họa trang web
Có thể bạn ít thấy nhưng phần đồ họa trang web cũng là một trong những thành phần của bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ bao gồm:
– Tiêu đề sidebar (thanh bên)
– Liên kết sidebar (thanh bên)
– Banner
– Hình ảnh đại diện của bài đăng trên blog
– Hình ảnh các danh mục
– Icon trên mạng thông xã hội
6 – Sản phẩm/dịch vụ, Content Marketing và tài sản khác
Với một hệ thống bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ và chuyên nghiệp không thể bỏ qua sản phẩm, dịch vụ, content marketing:
– Vỏ eBook
– Infographic
– Catalog/Lookbook
– Tài liệu quảng cáo/Tờ bướm quảng cáo
– Quảng cáo trực tuyến
– Quảng cáo ngoại tuyến
– Túi Goodie (túi chứa quà tặng và tài liệu quảng cáo được phát tại một hội nghị, triển lãm hoặc sự kiện tương tự)
7 – Bao bì
Dù là mộtbộ nhận dạng thương hiệu như thế nào cũng không thể thiếu bao bì như hộp, túi, thẻ, nhãn và phong bì.
Tất nhiên ngoài những thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu gồm có kể trên thì các mục khác bạn nên thiết kế sẵn trong thư viện đồ họa sẵn sàng để sử dụng trên thương hiệu của mình.
Một lưu ý quan trọng đó là nếu thương hiệu của bạn có tính cách “nhẹ nhàng, màu sắc và vui nhộn”, khách hàng của bạn sẽ muốn thấy sự tươi vui thể hiện mỗi lần ghé thăm trang web hoặc trang mạng xã hội.
Vì chính đồ họa bạn thiết kế và hình ảnh bạn sử dụng tạo nên phần trực quan về bản sắc thương hiệu bạn đang phân phối. Nếu sau đó, bạn bỗng đăng nội dung đi ngược lại với bản sắc thương hiệu hoặc chất lượng kém, mức độ tin tưởng mà khách hàng của bạn dành cho bạn sẽ bắt đầu giảm.
Làm thế nào để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng nhất ??
Bạn phải thật am hiểu dự án và thấu hiểu khách hàng
Am hiểu dự án và thấu hiểu khách hàng là bước đầu tiên nhưng đặt nền móng cho sự thành bại của bộ nhận diện thương hiệu. Ở giai đoạn này, thương hiệu cần giải quyết các vấn đề: Thương hiệu là ai (thuộc lĩnh vực, ngành hàng nào), đối tượng thương hiệu hướng đến là ai, các giá trị thương hiệu đem đến trên thị trường là gì, bản sắc thương hiệu có điểm gì nổi bật…
Luôn có một ý tưởng đặc biệt cho từng bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi MEBO đã có đầy đủ các yêu cầu cơ bản của thương hiệu về bộ nhận diện, đây là thời điểm cho các nhà thiết kế “bay bổng” với sự sáng tạo của mình. Quá trình lên ý tưởng bắt đầu với thứ tự sau:
– Tên thương hiệu: Mọi cái tên đều cất giữ những ý nghĩa khác nhau, và tên thương hiệu cũng vậy. Đó không chỉ là một cái tên sáo rỗng, mà tên thương hiệu mở ra một câu chuyện về hành trình của doanh nghiệp, dẫn đến lý do vì sao đặt tên ấy, mong muốn của thương hiệu đằng sau cái tên ấy là gì.
Tên thương hiệu không được trùng lặp, phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ dàng liên kết với lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Hãy viết nên một câu chuyện thật lôi cuốn khiến cho khách hàng ấn tượng ngay khi lần đầu bắt gặp tên thương hiệu.
– Slogan: Slogan thường được tóm gọn trong 8 từ, đơn giản nhưng phải gây được ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ với khách hàng. Không những thế, slogan còn đồng hành xuyên suốt theo sự phát triển của thương hiệu nên nó góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Để có thể sáng tạo slogan phải đảm bảo chỉn chu, kỹ lưỡng và đòi hỏi các nhà sáng tạo phải dự đoán được các xu hướng thịnh hành trong nhiều năm sắp tới.
– Logo: Ai cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của logo, không chỉ đối với người làm kinh doanh. Logo là hình ảnh, biểu tượng của thương hiệu. Khi nhắc tên thương hiệu, người tiêu dùng chưa chắc đã có thể kể rành mạch tên các sản phẩm nhưng hầu hết mọi người đều liên tưởng được logo của thương hiệu. Có thể thấy, logo tác động trực tiếp và sâu đậm như thế nào trong tiềm thức của người tiêu dùng.
Tạo ra được logo đạt hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng. Các nhà thiết kế phải đi từ các bước: nghiên cứu thị trường, khảo sát mong muốn của thương hiệu, tìm kiếm hình ảnh liên quan đến thương hiệu, chơi đùa với màu sắc, hình khối… làm sao để nổi bật hình ảnh thương hiệu nhất có thể.
Nhưng nếu muốn Logo trường tồn lâu dài trên thị trường vừa phải khác biệt vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện tại. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận diện được logo của bạn trên mọi phương tiện, xác định được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động và kích thích được trí tò mò của chính họ.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu từ hai bước trên
Ở bước này, MEBO sẽ biến hóa hình ảnh logo đẹp đẽ và ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Cách sắp xếp hình ảnh, sử dụng họa tiết, phối hợp màu sắc như thế nào để tác động trực tiếp đến thị giác của khách hàng nhất, định vị thương hiệu rõ ràng nhất. Đồng thời, mọi chi tiết được bổ sung phải đáp ứng yêu cầu liên kết, đồng nhất với nhau để thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu.
Sau cùng chính là hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như thế nào cho hiệu quả cũng cần một chiến lược rõ ràng. Cho nên, các nhà thiết kế phải tổng hợp tất cả những điều lưu ý về logo, cách in ấn, màu sắc, vật liệu vào một cuốn cẩm nang, đảm bảo quá trình sử dụng luôn diễn ra thuận lợi nhất.