Nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu ở đây không có nghĩa là bạn bỏ đi sự nhất quán ban đầu của mình mà làm mới nó theo cách khách hàng mong đợi cũng như gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường cho chính doanh nghiệp bạn.
Nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu để củng cố những giá trị cốt lõi ban đầu
Với các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn, việc nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu vô cùng quan trọng vì nó không phải để thay đổi mà là để củng cố và làm nổi bật sự liên tục của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Trong đó có 3 giá trị cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải làm được:
- Sự rõ ràng
Bạn biết đấy, danh tiếng hay nhận diện, muốn xây dựng được thì doanh nghiệp (cũng như cá nhân) cần phải thực hiện nó 1 cách rõ ràng, nhất quán, liên tục. Rõ ràng là nói cái là hiểu, tôi là ngân hàng thì là ngân hàng, đừng có vừa là ngân hàng vừa là quán phở. Bạn có thể kinh doanh nhiều loại sản phẩm nhưng định vị của bạn (nên) phải rõ ràng (ít nhất là trong 1 giai đoạn cụ thể nào đó).
- Tính nhất quán
Không chỉ rõ ràng mà nhất quán trong việc làm thương hiệu là vô cùng quan trọng, hôm nay bạn là A thì ngày mai, ngày kia bạn vẫn phải là A. Chỉ có như vậy thì bạn mới dần dần hình thành trong tâm trí khách hàng rằng bạn là A (và ngược lại nhắc đến A là nhắc đến bạn).
- Kế thừa liên tục
Tất nhiên rồi sự nhất quán, rõ ràng của thương hiệu cần được lặp đi lặp lại một cách liên tục, thì mới đảm bảo neo đậu được vào tâm trí khách hàng, khi mà mỗi ngày có hàng trăm nghìn nhãn hàng, quảng cáo tiếp cận đến khách hàng của bạn.
=> Ngay sau khi hiểu được những giá trị cốt lõi trên thì bạn nên quay trở lại với câu hỏi trên là tại sao phải luôn nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu, là bởi:
Giúp doanh nghiệp thay đổi tầm nhìn thương hiệu
Khi nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu bạn cần xây dựng dựa trên tầm nhìn thương hiệu (tầm nhìn về quy mô địa lý, quy mô lĩnh vực ngành nghề và quy mô đối tượng khách hàng) thì việc thay đổi cũng đòi hỏi dựa trên yếu tố này.
Chẳng hạn thương hiệu của bạn khởi tạo để phục vụ trong nước (quy mô địa lý) nhưng nay muốn xuất khẩu, thì có thể bạn cần thay đổi để phù hợp với khu vực địa lý mới mà thương hiệu nhắm đến (Ví dụ biểu tượng trong logo cũ của bạn có liên tưởng xấu trong môi trường sử dụng mới).
Hay doanh nghiệp bạn dự định xây dựng thương hiệu giày riêng, nhưng nay muốn mở rộng ra các sản phẩm thời trang, quần áo thì 1 cái logo mang dáng dấp 1 chiếc giày sẽ cần được thay thế bằng 1 biểu tượng trung lập hơn. Hay có 1 ngân hàng dịp trước cũng vừa trẻ hóa hình ảnh thương hiệu của mình để phù hợp với việc dịch chuyển nhóm khách hàng mục tiêu từ cao tuổi sang phân khúc trẻ hơn.
Giúp kiến trúc thương hiệu được đổi mới cùng thời đại
MEBO nhận thấy điều này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp mở rộng, nâng cao quy mô. Lúc này, một thương hiệu sẽ không đứng độc lập nữa mà có sự liên hệ chặt chẽ với các thương hiệu khác mà doanh nghiệp sở hữu (mô hình các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhiều đơn vị thành viên…). Do đó, nhận diện các thương hiệu sẽ phải thay đổi để phù hợp với mối liên hệ này.
Có thể là sử dụng chung logo (như cách các doanh nghiệp xây dựng cấu trúc theo dạng gia đình vẫn làm) hay là khiến cho nhận diện thương hiệu khác biệt nhau hoàn toàn (như cách xây dựng kiến trúc thương hiệu dạng đa thương hiệu).
Giúp việc định vị thương hiệu trong mắt khách hàng thêm bền vững
Dù điều này nhiều khi dễ bị nhầm lẫn với tầm nhìn thương hiệu, nhưng về cơ bản, cũng là 1 lý do để doanh nghiệp nghiên cứu để thay đổi nhận diện thương hiệu phù hợp.
MEBO lấy một ví dụ cho bạn dễ hình dung nhé, cũng là thương hiệu ấy, với tầm nhìn và kiến trúc như thế, nhưng thời điểm đầu ra mắt định vị là đơn vị phục vụ (giao hàng) nhanh nhất thì mọi yếu tố nhận diện đều sẽ tập trung để nổi bật định vị này.
Nhưng sau 1 thời gian hoạt động (nên tính bằng đơn vị nhiều năm), thì định vị đó đã không đúng với những gì doanh nghiệp thể hiện (tức là lúc này nhận diện và tính cách không thống nhất) mà doanh nghiệp không thể thay đổi để giữ được định vị này (ví dụ do các đối thủ cạnh tranh cải tiến công nghệ tốt hơn nên doanh nghiệp không theo kịp) thì doanh nghiệp cần xây dựng định vị mới cũng như thay đổi nhận diện để có nhận diện mới phù hợp.
Thay đổi kịp thời với xu hướng – kỹ thuật – công nghệ – văn hóa xã hội
Bạn nên lưu ý là điều này khá cảm tính, và cần có thời gian để kiểm chứng, tuy nhiên, cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu. Chẳng hạn, khi xu hướng thiết kế trở nên phẳng và tối giản, thì hàng loạt thương hiệu lớn đã thay đổi logo của mình từ những hình khối phức tạp với màu sắc đa dạng thành những logo đơn giản, phẳng và màu sắc tối giản hơn.
Về mặt kỹ thuật, thì những logo của thế kỷ trước hầu hết đòi hỏi phải đảm bảo việc in ấn, thêu thùa (lên đồng phục chẳng hạn) được nên những logo làm màu sắc dạng gradient, hay những logo có quá nhiều chi tiết nhỏ sẽ không được ưu tiên.
Nhưng ở thế kỷ này, không gian sử dụng các logo có thể chiếm phần nhiều trên digital, cũng như công nghệ in ấn đã đạt đến những trình độ vượt trội, thì các thiết kế logo có thể thoải mái phô diễn hơn so với thế kỷ trước nhưng cũng đòi hỏi sự phù hợp với công nghệ hiện đại nhiều hơn.
Còn về sự thay đổi văn hóa xã hội cũng có thể là 1 yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc xem xét để thay đổi nhận diện thương hiệu. Có thể, ở một thời đại nào đó, biểu tượng ấy, màu sắc ấy, cái tên ấy… là hình ảnh đẹp, được nhiều công chúng mến mộ yêu chuộng (ví dụ hình ảnh cây súng trong thời chiến) nhưng qua thời gian, điều đó đã không còn đúng với nhóm công chúng mới. Vậy thì, lúc này, một nhận diện thương hiệu mới là điều doanh nghiệp cần phải thực hiện để phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mới của mình.
Kẻ mạnh nhất là kẻ biết thay đổi để thích nghi !!