Cố gắng thiết kế logo thật đẹp hay một tấm namecard thật ấn tượng chỉ có thể tạo ra những hiệu ứng tức thời trong khi chính cái tên của doanh nghiệp hiện lên trong bộ nhận diện thương hiệu mới là điều được lưu giữ và nằm lại trong trí nhớ của người tiêu dùng.
Tại sao tên doanh nghiệp lại quan trọng với bộ nhận diện thương hiệu đến vậy ??
Có thể bạn chưa hiểu rõ rằng không phải thương hiệu nào cũng làm được giống như Apple, khi ông lớn công nghệ Hoa Kỳ có thể làm truyền thông với cả tên thương hiệu (Apple) lẫn biểu tượng của mình (logo táo khuyết).
Vì khi nhìn sang chính đối thủ truyền kiếp của Apple là Samsung, ông trùm kinh tế Đại Hàn ứng dụng chính tên thương hiệu của họ vào trong thiết kế logo, thiết kế với wordmarks Samsung đến giờ vẫn là biểu tượng hằn sâu trong tâm trí của hàng triệu khách hàng toàn cầu.
Hay như thương hiệu F&B hiện đang có hơn 20.000 cửa hàng trên khắp thế giới là Starbucks, câu chuyện về đặt tên thương hiệu của họ là một tấm gương mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có thể học hỏi theo.
Nhưng bạn có biết thuở sơ khai thương hiệu này được đặt tên là The Cargo House và sau đó là Pequod, lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học cổ điển Moby Dick. Sau đó người đảm nhiệm trọng trách xây dựng thương hiệu của hãng phát hiện ra rằng, một địa danh có tên Thị trấn Starbos đã liên tục được nhắc đến và tạo sự chú ý cho độc giả của quyển sách.
Từ đó cái tên Starbucks được ra đời, bằng nguồn cảm hứng của biển cả và mô hình vận chuyển đường thuỷ của dân buôn cà phê thời bấy giờ.
“Một cái Tên ấn tượng” sẽ tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu giá trị
Tên trên bộ nhận diện thương hiệu chính là thứ đầu tiên đi vào nhận thức của khách hàng.
Cũng chính tên thương hiệu giúp cho các chương trình truyền thông tới khách hàng được thực hiện. Nó chuyển thông điệp đến khách hàng một cách công khai và nó là một công cụ truyền thông thông qua giao tiếp, đánh vào tiềm thức của khách hàng.
Một cái tên ấn tượng sẽ là điểm khác biệt lớn nhất giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Cũng như thực hiện chức năng như một công cụ pháp luật giúp bảo vệ người sở hữu nó trước những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ khác, như bắt chước thương hiệu hay tấn công thương hiệu.
Nhưng thông qua thời gian và kinh nghiệm, một cái tên có thể trở thành một tài sản lớn của doanh nghiệp. Từ những vai trò trên cho thấy, tên thương hiệu không những quan trọng mà nó còn phải thể hiện một số vai trò khác nhau, bao gồm cả truyền thông cũng như vai trò bảo vệ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho cả xã hội.
Đó cũng là lý do các tập đoàn lớn luôn duy trì tên thương hiệu của mình trong bất kỳ hệ thống nhận diện thương hiệu hay bộ nhận diện thương hiêu nào của mình.
Và nếu như bạn để ý thì trong hầu hết các công cụ marketing lớn của những doanh nghiệp trên thế giới đều thay đổi, duy chỉ có tên thương hiệu là thứ khó thay đổi nhất. Vì họ nhận thức được rằng nếu như nó không được khách hàng chấp nhận thì phải dũng cảm bỏ nó đi. Nhưng nếu như tên thương hiệu được khách hàng chấp nhận thì đó chính là cơ hội để doanh nghiệp của họ có thể thu lợi lâu dài từ nó.
7 nguyên tắc vàng để tạo nên một cái tên ấn tượng trước khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Sẽ rất tuyệt nếu như tên trong bộ nhận diện thương hiệu của bạn là cái được khách hàng nhắc đến đầu tiên.
Vì những nỗ lực marketing và truyền thông sẽ trở thành vô ích nếu khách hàng còn không nhớ nổi tên thương hiệu của bạn (thương hiệu sản phẩm hoặc công ty). Vì vậy trước khi muốn có một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp hãy ghi dấu tên thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng.
Và việc đặt tên thương hiệu xuất sắc không phải là điều không tưởng, nếu bạn tuân thủ 7 nguyên tắc vàng này:
Một cái tên có thể được Bảo hộ: Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp.
Tên miền có sẵn: Nếu không thể đăng ký tên miền thì bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền.
Một cái tên đơn giản và dễ nhớ: Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.
Một cái tên tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa: Có những tên không gặp vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.
Tên thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm: Với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.
Một cái tên thể hiện sự khác biệt: Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện.
Cái tên hướng đến phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu: Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt tên thương hiệu mà bỏ qua phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
MEBO tin rằng nếu bạn cảm thấy hạnh phúc khi ai đó còn nhớ tên mình dù chỉ mới gặp nhau đôi lần thì bạn cũng sẽ hiểu tại sao khách hàng luôn cảm thấy hài lòng và tin tưởng khi nhắc đến tên thương hiệu của bạn.