Không ít doanh nghiệp tiêu tốn một số tiền khủng vào việc thiết kế logo thương hiệu nhưng lại nhận về cái kết không thể nào thảm hại hơn.
Những thiết kế logo đắt giá nhất nhưng mang lại nhiều bài học cho thương hiệu
– Logo BP – Công ty Dầu khí Anh Quốc một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới
Vào những năm 2000, BP đã chi một khoản tiền khủng chỉ để thiết kế một logo mới. Được biết BP đã tốn khoảng 4,6 triệu bảng cho một cái logo, trong khi tổng chi phí đổi thương hiệu cộng thêm là 136 triệu bảng (số tiền này đã bao gồm cả chi phí đổi thương hiệu văn phòng phẩm, thiết kế cho xe vận chuyển và nhà máy sản xuất).
Các nhà thiết kế đã thay thế hình chiếc khiên cũ bằng một logo mới nhằm nâng vị thế của từ “BP”, để cho ra dáng một nhà lãnh đạo về môi trường cũng như mục tiêu vượt qua khỏi ngành dầu khí để dẫn đầu trong ngành năng lượng. Theo các trang báo thời ấy thì logo được đổi lại giống một đóa hướng dương tượng trưng cho năng lượng mặt trời, nhưng đóa hướng dương này có màu xanh lá cây để mang đến yếu tố môi trường.
Nhưng hiệu ứng mà logo này mang lại được xem là đi vào lịch sử ngành thiết kế bộ nhận diện thương hiệu khi bị người tiêu dùng cho rằng thiết kế logo mang giá trị vì môi trường này thực ra là đang làm bình phong để che đậy việc tiếp tục thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch của mình.
Không dừng lại ở đó, chi phí thiết kế logo của BP còn bị báo chí Anh Quốc chỉ trích thậm tệ vào thời điểm đó vì khiến giá xăng tăng liên tục
Tuy nhiên, tinh thần chung khi thiết kế logo này của BP chính là sẽ ít quan tâm đến việc thuyết phục công chúng rằng nó thân thiện với môi trường mà mặt khác lại quan tâm nhiều hơn đến việc thuyết phục nhân viên của mình. Vì điều này đặc biệt xoáy vào cách mỗi người nhìn nhận sự thành công của việc thiết kế logo mới là như thế nào.
=> Bài học kinh nghiệm rút ra từ thiết kế logo của BP: Trước khi bạn đánh giá một logo của thương hiệu nào đó, hãy suy nghĩ xem ai mới là đối tượng thực sự mà nó hướng đến. Vì nó có thể mang dụng ý chính là đem lại tầm ảnh hưởng đến nhân viên, cũng như các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, hơn là hướng đến người tiêu dùng.
Logo CitiBank – Công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới
Logo CitiBank ra đời vào năm 1998 sau khi hai công ty khổng lồ Citicorp và Travellers Group sáp nhập thành một công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới. Nhưng điều đáng chú ý ở đây đó là CitiBank đã chi trả 1,5 triệu đô la cho thiết kế này.
Những tranh cãi xoay quanh logo của CitiBank chỉ xảy ra khi công chúng nhìn thấy phác hoạ của logo được nhà thiết kế vẽ lên mặt sau của chiếc khăn ăn trong vòng 10 phút. Tác giả của logo đã đứng ra giải thích rằng: “Các tác phẩm tốt nhất của tôi thường chứa đựng những nét vẽ rất nhanh và dứt khoát.
Đó là một vấn đề vì nhiều khách hàng thích lấy quy trình làm thước đo cho chất lượng sản phẩm, vì họ muốn tiền mình bỏ ra xứng đáng với những gì nhận được, nhưng rồi tôi lại bán thiết kế đó quá nhanh chóng. Vì chẳng ai tin trên đời lại có những thỏa thuận đắt đỏ mà chỉ sau vài giây là được thỏa mãn. Nhưng bạn nên tin, vì tôi đã làm được điều đó chỉ trong vài giây nhưng với kinh nghiệm 34 năm thiết kế mới được”.
Tất nhiên, Citibank đã có được một sản phẩm logo xứng đáng với số tiền bỏ ra khi Logo của họ ngay lập tức gây được hiệu ứng tốt với thế giới cho đến tận hôm nay và không có dấu hiệu gì là muốn thay đổi thiết kế logo thêm một lần nào nữa.
=> Bài học kinh nghiệm rút ra từ thiết kế logo của Citibank: Giá trị của một thiết kế logo không nằm trong thời gian sản xuất ra nó, mà nằm trong việc nó hoạt động tốt như thế nào sau đó. Giống như tác giả của logo Citibank có nói vì giàu kinh nghiệm và tài năng của mình đã giúp cô đẩy nhanh quá trình thiết kế logo hàng triệu đô chỉ trong thời gian ngắn mà vẫn mang lại kết quả tuyệt vời.
– Thiết kế bao bì của Tropicana trở thành thảm họa
Tropicana – thương hiệu nước trái cây nổi tiếng nhất thế giới thuộc sở hữu của tập đoàn PepsiCo đã sở hữu một trong những thiết kế bao bì thảm họa của thế giới khi hoán đổi thiết kế bao bì cũ từ biểu tượng trái cây với chiếc ống quen thuộc thành hình ảnh ly cam ép mang đặc điểm chung chung khiến người mua hàng khó tìm thấy được trên kệ siêu thị.
Nhưng chiến dịch bao bì có trị giá 35 triệu đô la cùng với sự gọt giữa logo quá kỹ càng trên một sản phẩm thường cho gia đình, và một khẩu hiệu vô nghĩa chính là vấn đề khiến làn thay đổi bao bì của Tropicana trở thành thảm họa.
Trước những hiệu ứng đi ngược với kỳ vọng của mình thì chỉ sau hai tháng, theo một cách hợp lý nào đó mà Tropicana đã trở lại với logo và bao bì cũ. Theo đại diện của Tropicana: “Chúng tôi đã không lường trước được tình cảm lớn lao mà khách hàng dành cho bao bì cũ, đặc biệt đối với những khách hàng trung thành, đây là một số liệu hoàn toàn không xuất hiện trong lúc nghiên cứu thị trường. Khách hàng là thượng đế, vì thế, chúng tôi đã chiều theo ý muốn của họ”
=> Bài học kinh nghiệm rút ra từ thảm họa bao bì của Tropicana: Một thiết kế sạch sẽ và tối giản có thể phù hợp với các sản phẩm công nghệ nhưng nó sẽ là một thảm họa đối với các thương hiệu thực phẩm và đồ uống có mức độ trung thành cao với khách hàng.
MEBO hy vọng những câu chuyện thương hiệu ở trên có thể mang lại cho bạn những góc nhìn thú vị về việc xây dựng thương hiệu từ những điều nhỏ nhặt nhất.